Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Nhập khẩu sắt thép tăng 9,6% trong tháng 4

 

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy


 Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 4 vào khoảng 663 nghìn tấn, tăng 9,6% so với tháng trước.

Nhập khẩu sắt thép tăng 9,6% trong tháng 4 | ảnh 1
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước đạt 2,46 triệu tấn với trị giá 1,98 tỷ USD, giảm 0,8% so với 4 tháng/2011.

Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 4/2012 hơn 25,7 nghìn tấn, giảm 40,8% so với tháng trước. Tính chung lượng phôi thép nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 137,6 nghìn tấn, với trị giá đạt 89 triệu USD, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 635 nghìn tấn, Nhật Bản 566 nghìn tấn, Hàn Quốc 542 nghìn tấn,…

Trong 4 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sắt thép sang các thị trường như Campuchia, Indonesia, Philippine, Thái Lan, Malaysia….Trong đó, Campuchia là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
(Theo Nguoiduatin)

Nhiều DN ngành thép đang... chờ chết?



Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy 


Theo Quy hoạch phát triển ngành thép VN giai đoạn 2007 – 2015, các dự án nhà máy thép phải có chỉ tiêu cụ thể, có giới hạn cả về số dự án cũng như tổng công suất. Vậy nhưng, dù cung đã vượt xa cầu vẫn có chủ đầu tư tìm mọi cách để được triển khai dự án.

Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), tiêu thụ thép trong quý I/2012 chỉ đạt 1,144 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu thị trường thép còn tiếp tục ảm đạm, thì mục tiêu tăng trưởng 4% trong năm 2012 của ngành thép khó đạt được.
Nhiều DN ngành thép đang... chờ chết? | ảnh 1

Gắng gượng “tồn tại”

Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA, chính sách thắt chặt đầu tư công gây sức ép quá lớn đối với ngành thép. Trên thị trường thép hiện nay, cả 4 sản phẩm chính là thép xây dựng, thép tráng tôn mạ kẽm, thép ống và cán nguội đều thừa sản lượng ở mức rất cao. Chẳng hạn với thép cán nguội, sau khi có thêm một nhà máy công suất 1,2 triệu tấn/năm tại phía Nam đi vào hoạt động, tổng công suất nhóm sản phẩm này tăng lên 2,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ đạt hơn 1 triệu tấn/năm. XK thì gặp khó khăn với vụ kiện phá giá.

Thêm dẫn chứng cho bức tranh ảm đạm của ngành thép ông Cường nói tiếp, hiện đã có 5 DN sản xuất thép xây dựng ở khu vực phía Bắc ngưng sản xuất 2 tháng nay, thông báo không bán hàng nữa. Mặc dù một số đã “chết lâm sàng” nhưng đến nay vẫn chưa DN nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả. Cũng theo ông Cường, hiện ngành thép có khoảng 60 DN  thép lớn, đổ vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất nên dù rất khó khăn họ cũng phải gắng gượng mà “sống” - ông Cường chia cẻ.

Ví dụ thương hiệu thép Pomihoa của Cty TNHH cán thép Tam Điệp cho thấy, sau 12 năm tồn tại thương hiệu này tới đây sẽ không còn hiện hữu. Thương vụ mua bán sáp nhập thành công mới nhất trong ngành sản xuất thép Việt biến Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) trở thành chủ sở hữu 70% vốn và đã đổi tên DN thành Cty thép Kyoei VN, bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 10/3 năm nay. Sau chuyển đổi này, Pomihoa chỉ còn tồn tại trên số sản phẩm chưa tiêu thụ hết.

Chia sẻ cùng DĐDN đại diện lãnh đạo Cty liên doanh Thép Việt- Hàn (VPS) cho biết, từ cuối 2011 đến nay, DN luôn hoạt động dưới công suất thực có. Đơn cử, với nhóm sản phẩm ống thép, mức công suất hiện tại vào khoảng 1,8 - 1,9 triệu tấn/năm, bán trong nước chưa đến 1 triệu tấn/năm, cũng phải xuất khẩu. Tráng tôn mạ kẽm gần 2 triệu tấn công suất nhưng chỉ bán được quanh mức 1,1- 1,2 triệu tấn.

Nguyên nhân từ DN

Các DN lý giải nguyên nhân là do lãi suất cao, sức mua trên thị trường nội địa giảm... Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh của nhiều DN thép trở nên "lâm nguy” còn có nguyên nhân từ nội tại các DN. Đó là đầu tư tràn lan; làm dự án theo kiểu "phong trào” bất chấp thị trường. Cung vượt xa cầu. Vì vậy, kể cả nền kinh tế không suy thoái, ngành sản xuất thép vẫn không thoát khỏi tình trạng lao đao. Những năm sắp tới, lĩnh vực này càng trở nên khốn đốn - chuyên gia khẳng định.

Hiện tại trên địa bàn cả nước có hơn 460 DN chuyên ngành sản xuất thép. Số lượng DN cũng như công suất toàn ngành tăng ở mức phi mã trong nhiều năm liên tục. Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm (thép dài, thép dẹt, thép ống) công suất hơn 16 triệu tấn/năm. Mặt hàng thép xây dựng, nguồn cung chạm ngưỡng 9 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ tối đa dự kiến ở mức 6 triệu tấn, lượng hàng hóa thừa chiếm hơn 30%. Thế nhưng, kỳ lạ hơn ở mặt hàng thép xây dựng, cung vượt xa cầu nhưng thời gian sắp tới lại có thêm 5 nhà máy sản xuất thép chuẩn bị đi vào hoạt động. Vì vậy, muốn cứu được ngành thép thì phải chữa "căn bệnh” nội tại đã - ông Tuyển khẳng định.
(Theo DĐDN)

 

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tháng 5, thị trường thép ế ẩm, giá giảm mạnh

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Trái với dự báo, trong tháng 5 sức tiêu thụ thép giảm mạnh so với tháng trước khiến nhiều doanh nghiệp phải hạ giá từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi tấn.

Chủ tịch Hiệp hội Thép - Phạm Chí Cường cho hay, một số doanh nghiệp đã hạ giá bán từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi tấn. Nhiều đơn vị áp dụng các biện pháp kích cầu như khuyến mãi, hỗ trợ phí vận tải hoặc ưu tiên cho khách hàng trả chậm. "Mặc dù khuyến mãi nhiều, song các doanh nghiệp không công bố rầm rộ", ông Cường cho hay.
Tháng 5, thị trường thép ế ẩm, giá giảm mạnh | ảnh 1
Theo Cục quản lý giá Bộ Tài chính, giá chào phôi thép thế giới trong nửa đầu tháng 5 giảm khoảng 40 USD mỗi tấn so với cùng kỳ tháng trước. Giá chào ở các nước Đông Nam Á ở mức 620 - 625 USD mỗi tấn. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ở mức thấp nên để kích cầu tiêu thụ, một số đơn vị cũng giảm 100.000 đồng mỗi tấn.

Giá thép tại tại các tỉnh phía Bắc - miền Trung khoảng 17.400 và 18.700 đồng mỗi kg. Các tỉnh miền Nam dao động quanh mức 17.400 -18.800 đồng mỗi kg.

Hiệp hội Thép cho hay, trong tháng 5, sức tiêu thụ của ngành giảm 60.000 tấn so với tháng trước, còn khoảng 360.000 tấn. Nguyên nhân, theo ông Cường, nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn, xây dựng cơ bản giảm sút. Điều này thể hiện rõ qua chỉ số CPI hai miền. Nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng Hà Nội giảm 1,03%, còn Tp.HCM chỉ tăng khoảng 1%.

Lãnh đạo Hiệp hội Thép tính toán, trong tháng 6, mức giá khó có thể tăng. Tuy nhiên, sức tiêu thụ có thể khả quan hơn do lãi suất huy động tiếp tục giảm, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bắt đầu "ngấm" vào doanh nghiệp.

Trước đó, các chuyên gia dự báo, trong tháng 5, giá thép có thể tăng do giá phôi, thép phế lên giá. Thêm vào đó, thông điệp nới tín dụng bất động sản, hạ sãi suất huy động đã tác động vào tâm lý nhà đầu tư và xét về dài hạn, thị trường bất động sản có thể ấm dần.
(Theo VnExpress)

Nhóm ngành vật liệu xây dựng vẫn đuối sức



Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy


Vài năm nay, “vạ lây” từ thị trường BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) bị đình đốn. Tuy nhiên, giữa tháng 5, đã có những tín hiệu đáng mừng với Nghị Quyết 13 của Chính phủ.

Liệu đây là biện pháp “hà hơi thổi ngạt” hiệu quả hay cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với thực lực doanh nghiệp VLXD hiện nay?

Nhóm ngành vật liệu xây dựng vẫn đuối sức | ảnh 1
Thép xây dựng chất đống tại một cửa hàng bán VLXD ở quận 7, Tp.HCM. Ảnh: CAO THĂNG

Doanh nghiệp ngắc ngoải

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm nay, chỉ số tiêu thụ của ngành sắt, thép giảm 2,2%; sản xuất xi măng giảm 9,5%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 18,3%... Bên cạnh đó, chỉ số hàng tồn kho của các ngành này cũng tăng cao như sản xuất xi măng tăng 44,2%, sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 16,7%; sản xuất sắt, thép tăng 1,1%...

Nguyên nhân do thị trường BĐS vẫn trầm lắng và các chính sách cắt giảm đầu tư công, đầu tư cho các công trình xây dựng, hạ tầng vẫn còn kéo dài. Những con số này dường như sẽ tiếp tục “bi đát” khi tháng 5 đã gần hết.

Theo ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội VLXD Việt Nam, các doanh nghiệp đang ở vào tình trạng ngắc ngoải, số lượng doanh nghiệp phải giảm, cầm chừng, thậm chí dừng hẳn sản xuất đang tăng lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp VLXD đang chuẩn bị bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong một năm khi mùa mưa - thời điểm thị trường VLXD ế ẩm nhất - đang tới.

Trong bối cảnh ngặt nghèo đó, giữa tháng 5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13, đưa ra các gói giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như giảm, giãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất...

Mục tiêu nhóm giải pháp này là giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm khơi thông thị trường cũng như giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, chi tiêu công sẽ giúp doanh nghiệp nói chung tháo gỡ hàng tồn kho như sắt thép, xi măng... cho các công trình xây dựng cơ bản.

Mặc dù không phải là đối tượng chính của Nghị quyết 13 nhưng cùng với các chương trình hỗ trợ khác của các ngân hàng như “liên kết 4 nhà”, nhiều người tin tưởng thị trường VLXD sẽ được “thơm lây”.

“Sức nóng” vẫn còn xa

Tuy nhiên, dù ghi nhận những tác động về mặt chính sách của Chính phủ nhưng doanh nghiệp ngành VLXD gần như không mấy lạc quan khi nhìn vào thời gian kế tiếp. Một doanh nghiệp sản xuất xi măng tại khu vực miền Trung cho rằng loại trừ yếu tố độ trễ của chính sách, ngay cả khi thị trường BĐS ấm lên, các thị trường phụ trội cũng chưa thể “khỏe” ngay được.

“Thật sự hiện nay 100% doanh nghiệp VLXD gần như đã hết vốn lưu động, bán ra không ai mua, mà có mua cũng không có tiền trả, nên việc chiếm dụng vốn của nhau trở thành vòng luẩn quẩn khiến tiền mắc kẹt ở đây không thu hồi được để quay vòng sản xuất. Chưa kể đầu vào như điện, xăng… không ngừng tăng. Hiện nay chúng tôi đang chạy 70% công suất mà vẫn dư thừa” - doanh nghiệp này cho biết.

Theo ông Đỗ Đức Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam, khó khăn lớn nhất của ngành xi măng hiện nay là lượng tồn kho lớn. Dự kiến năm 2012, toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46-47 triệu tấn, cộng với xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được. Hiện tại có gần 100 doanh nghiệp xi măng đang rất khó khăn.

Điển hình là Xi măng Cẩm Phả lỗ lũy kế lên tới 1.259 tỷ đồng; tiếp đến là Xi măng Hạ Long lỗ 982 tỷ đồng và Xi măng Đồng Bành lỗ 149 tỷ đồng. Đấy là những doanh nghiệp đang ngoắc ngoải, còn không ít doanh nghiệp khác đã "chết" hẳn như Xi măng Thanh Liêm (Hà Nam) hay Áng Sơn (Quảng Bình)…

Ngành thép cũng không khấm khá hơn khi lượng tiêu thụ yếu, hàng tồn kho cao và theo Hiệp hội Thép Việt Nam, khó khăn của ngành thép còn tiếp tục kéo dài ít nhất thêm 6 tháng nữa, thậm chí đến hết năm 2012.

Ông Trần Văn Huynh cho rằng những chính sách mới của Chính phủ sẽ có tác động nhưng không nhiều. Bên cạnh việc doanh nghiệp khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay, dù ngân hàng đã mở van tín dụng nhưng trong tình cảnh doanh nghiệp đang đuối sức như hiện nay, biện pháp “hà hơi thổi ngạt” này dường như không thể khiến thị trường VLXD ấm lên trong một sớm một chiều.

“Có thể nhìn vào thị trường BĐS để thấy được sự tác động lên thị trường VLXD như thế nào. Từ nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp hay xã hội đâu đâu cũng cần vay vốn. Mà bao nhiêu % doanh nghiệp sẽ vay được? Các doanh nghiệp BĐS cũng đang khó khăn vô cùng”- ông Huynh nói.

Mùa mưa đang tới gần, các doanh nghiệp VLXD đang dần chuyển hướng sang thị trường bán lẻ cho người dân. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp doanh nghiệp cầm cự chứ không khơi thông thêm được việc sản xuất. Và do đó, câu chuyện trên thị trường VLXD vẫn tiếp tục là chuyện dài kỳ.
(Theo ĐTTC)

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Sức tiêu thụ giảm, giá thép vẫn cao

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Dù sức tiêu thụ thép trên thị trường liên tục giảm đồng thời gần cả tháng qua, giá nguyên liệu phôi thép trên thế giới giảm khá mạnh nhưng giá thép xây dựng trong nước vẫn “bất di bất dịch” từ năm ngoái đến nay.

Giá thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam vẫn “neo” ở mức cao cả 9 tháng qua với giá từ 17.120 - 17.770 đồng/kg (chưa tính thuế GTGT). Nếu cộng thuế, giá bán sẽ lên đến 18,5 triệu đồng/tấn. Các nhà máy thép khác cũng có mức giá tương tự. Trong khi đó, giá phôi thép hồi đầu năm khoảng 700 USD/tấn nhưng nay đang giảm dần, hiện giá nhập về chỉ còn 620 USD/tấn (giảm hơn 40 USD/tấn so với tháng trước và giảm tới 80 USD/tấn so với đầu năm).
Sức tiêu thụ giảm, giá thép vẫn cao | ảnh 1
Theo tính toán của giới chuyên môn, với giá phôi thép hiện nay, khi nhập về Việt Nam chỉ tương ứng 13 triệu đồng/tấn. Nếu cộng thêm chí phí sản xuất, chi phí tài chính, thuế GTGT… thì giá chỉ khoảng 16 - 16,5 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá bán của các hãng thép lên đến 2 triệu đồng/tấn. Nếu sử dụng phế liệu để sản xuất thép, giá thành còn rẻ hơn nhiều (chỉ khoảng 13 triệu đồng/tấn).

Giải thích việc giá phôi thế giới giảm gần cả trăm USD/tấn so với đầu năm nhưng giá thép trong nước vẫn không giảm, các hãng thép cho rằng giá bán hiện nay đã dưới “đáy”, không thể giảm được nữa. Nếu giảm tiếp, doanh nghiệp thép sẽ rơi vào tình trạng lỗ lã...

Tuy nhiên, theo giới kinh doanh, sở dĩ các nhà máy không giảm giá khi giá thế giới xuống thấp là để tăng chiết khấu cho các đại lý nhằm đẩy hàng ra càng nhiều càng tốt. Hơn nữa, họ tính toán nếu các hãng thép có đua nhau giảm giá cũng khó có thể bán được nhiều hàng trong thời điểm khó khăn hiện nay. Kết quả là người tiêu dùng chịu thiệt.

Lãnh đạo một doanh nghiệp thép bộc bạch: Vấn đề hiện nay của ngành thép là đầu ra chứ không phải là giá nguyên liệu lên hay xuống vì sức tiêu thụ thép hiện đã giảm đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 5 này, các doanh nghiệp trong hiệp hội chỉ tiêu thụ được 360.000 tấn, giảm 60.000 tấn so với tháng trước.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thép Việt, cũng thừa nhận thị trường sụt giảm nghiêm trọng nên hầu hết các nhà máy đều giảm công suất từ 40%- 50% hoặc chỉ hoạt động cầm chừng từ nhiều tháng qua.

Theo giới kinh doanh thép xây dựng, hiện thị trường còn bị áp lực rất lớn từ thép Trung Quốc. Giá thép xây dựng tại Trung Quốc đang giảm khá mạnh nên họ chào hàng sang Việt Nam ngày càng nhiều. Giá phế liệu tại nước này hiện chỉ còn khoảng 470 USD/tấn (đã có thuế GTGT 17%), thép cây cũng giảm gần 20 USD/tấn, còn 650 USD/tấn (đã bao gồm thuế GTGT 17%), tức chỉ khoảng hơn 13 triệu đồng/tấn.
(Theo NLĐ)

 

Công ty cổ phần PT Hà Nội


VPGD: trạm xăng dầu 66, Đường 70 – Ngọc Mạch – Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Email: mausonnha.com@gmail.com

Web: mausonnha.com

HOTLINE: 0969.763.483 (Mr.Nhật) 0976.2468.07 (Mr.Tân)

Được tạo bởi Blogger.