Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ngập thép Trung Quốc mới lo siết nhập khẩu

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Trước tình hình nhập khẩu thép cuộn từ Trung Quốc tăng đột biến, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng cần siết chặt hơn nữa việc nhập khẩu thép.

Theo hiệp hội Thép, trong 9 tháng đầu năm 2012, đã có 500.000 tấn thép cuộn Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tăng đột biến so với cùng kỳ vì năm ngoái 2011 lượng thép cuộc nhận khẩu từ Trung Quốc chỉ khoảng 100.000 tấn.

Ngập thép Trung Quốc mới lo siết nhập khẩu | ảnh 1
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 thép cuộn Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam là 500.000 tấn - Ảnh: TL.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 19/10, ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt cho rằng, trong khi nhiều nước đã áp dụng biện pháp tự vệ thì dường như những biện pháp của Việt Nam vẫn chưa có kết quả, đơn cử là thép cuộn từ Trung Quốc vẫn đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Ông Thái cho biết, với giá rẻ hơn thép sản xuất trong nước, thép cuộn Trung Quốc hiện đang chiếm lĩnh hơn 10% thị phần tại các khu vực nông thôn . Nếu không sớm có biện pháp kiểm soát, chắc chắn ngành thép trong nước sẽ ngày càng khó khăn.

Với tư cách là Phó chủ tịch VSA phụ trách phía Nam, ông Thái cho rằng ngành thép Việt Nam có khoảng 25 nhà máy thép qui mô vừa và lớn nhưng đến nay, đã có 30% số nhà máy đó ngưng sản xuất và phần còn lại chỉ chạy 50% công suất.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản xuất thép xây dựng trong nước 9 tháng đầu năm đạt 3,3 triệu tấn, giảm gần 11% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng lượng thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng khoảng 5,6 triệu tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ. 

Còn theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA thì về sản xuất trong nước, do đầu tư không được kiểm soát chặt chẽ nên đến nay hiện tượng cung vượt cầu đã xảy ra đối với tất cả các sản phẩm thép chính của Việt Nam như phôi (công suất thiết kế hiện nay 8,4 triệu tấn/năm), thép xây dựng (8,5 triệu tấn), thép cuộn cán nguội (2,9 triệu tấn), tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (2,8 triệu tấn), ống thép hàn (2 triệu tấn) và thép cuộn cán nguội không gỉ (300.000 tấn).

Năng lực sản xuất thép nói trên hiện đã vượt gần gấp đôi nhu cầu, dẫn tới tình trạng sản xuất, tiêu thụ thép bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đối mặt với nguy cơ phá sản.

Để cứu vãn tình hình, trước mắt là kiểm soát thép nhập khẩu kém chất lượng, VSA đã kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành quy trình xin cấp chứng chỉ nhập khẩu thép vào Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 8 năm nay, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 23/2012/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. Tuy nhiên, thời gian cấp phép chỉ từ 5 – 7 ngày.

Trong khi đó, theo VSA, các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã áp dụng những biện pháp phi thuế quan phức tạp, kéo dài hơn rất nhiều nhằm làm nản lòng các nhà nhập khẩu thép vào các nước này.

Chẳng hạn như quy trình cấp chứng chỉ nhập khẩu thép vào Thái Lan phải qua 14 khâu và mất từ 40 – 50 ngày làm việc (chưa bao gồm thời gian kiểm tra mẫu), còn nhập vào Malaysia và Indonesia cũng phải qua hơn 17 khâu trong thời gian 41 ngày, lâu nhất là công đoạn lấy mẫu kiểm tra chất lượng (mất 20 ngày), rồi cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng trước khi cấp phép nhập khẩu.
(Theo TBKTSG)

Xu hướng sử dụng VLXD giá phải chăng

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Kinh tế khó khăn hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý.

Năm 2012, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chiều về xu hướng của người tiêu dùng. Đã có lúc, vật liệu cũ giá rẻ được lựa chọn như một giải pháp xây nhà thời khủng hoảng, tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, xu thế này cũng không còn phù hợp. Tương tự, vật liệu xây dựng không nung cũng đã thời điểm có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, nhưng do còn quá nhiều rào cản, nên sản phẩm này cũng không mở rộng được thị trường. Sự đóng băng của thị trường bất động sản làm sức mua VLXD cũng giảm theo.

Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng Việt Nam nhận xét, VLXD truyền thống hiện vẫn đang giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, những năm tiếp theo là cơ hội và xu thế cho các loại vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu không nung thân thiện với môi trường.
Xu hướng sử dụng VLXD giá phải chăng | ảnh 1
Mặc dù gạch đỏ truyền thống vẫn đang chiếm hơn 90% thị phần tiêu thụ, nhưng thị trường gạch đỏ đang trong giai đoạn bão hòa, thị trường gạch bê tông cốt liệu đang hình thành ở các tỉnh có vùng nguyên liệu dồi dào, đặc biệt là vùng gần các nhà máy xi măng như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho rằng, trong những năm tiếp theo, gạch bê tông xi măng cốt liệu và các loại gạch thân thiện môi trường sẽ thắng thế bởi chất lượng tốt, giá thành rẻ, dễ sử dụng. Cùng chung nhận định này, ông Trần Trung Nghĩa, Tổng giám đốc CTCP Chế tạo máy và VLXD Trung Hậu cho biết, Công ty đã mạnh dạn chế tạo các loại máy và dây chuyền sản xuất VLXD không nung. Hiện dây chuyền do Trung Hậu sản xuất đã lắp đặt ở nhiều nhà máy và các cơ sở sản xuất. Ngoài chất lượng tương đương, thậm chí tốt hơn hẳn VLXD truyền thống, thì suất đầu tư của các dây chuyền này thường thấp, thu hồi vốn nhanh.

Trên lĩnh vực xi măng, sản phẩm xi măng truyền thống như PCB30, PC40 cũng không còn giữ vị trí độc tôn. Hàng loạt sản phẩm xi măng mới ra đời như xi măng chuyên dùng cho xây trát, xi măng chịu mặn, xi măng trắng, vữa khô Mova đã làm phong phú thêm cho thị trường và trở thành xu thế tiêu dùng mới trong thời gian tới.

Ông Mai Ngọc Liêm, Chủ tịch HĐQT CTCP Xi măng Fico Tây Ninh cho biết, sản phẩm xi măng trắng của Công ty được tiêu thụ tốt dù thị trường trầm lắng. Dòng sản phẩm xi măng mới đã có bước khởi đầu thắng lợi khi được thị trường chấp nhận, với sức tiêu thụ mạnh hơn so với sản phẩm truyền thống.

Thị trường thép Việt Nam đang có diễn biến bất lợi cho các nhà sản xuất trong nước do lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến trong vòng 9 tháng qua, chiếm 30% tổng lượng thép nhập khẩu trong nước. Không chỉ sắt, thép, mà ngay cả các nhà sản xuất gốm sứ xây dựng, gạch ốp lát trong nước cũng gặp không ít khó khăn do bị các loại vật liệu giá rẻ nhập khẩu, các vật liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, vật liệu trôi nổi cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tin tưởng sản phẩm sản xuất trong nước do có chất lượng đảm bảo.

Việc người tiêu chuyển sang sử dụng ác sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý sẽ là cơ hội cho các dòng sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, thị trường vật liệu xây dựng năm 2013 được sự đoán sẽ đón nhận nhiều loại vật liệu mới.
(Theo ĐTCK)

Doanh nghiệp "ngó lơ" đồ trang trí nội thất trong nước

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Thị trường đồ trang trí nội thất trong nước ngày càng được ít được doanh nghiệp quan tâm, điều này được thể hiện khá rõ tại Triển lãm Hội chợ quà tặng Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2012 mới đây.

Triển lãm thu hút khoảng 250 doanh nghiệp chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội và nhiều địa phương tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Ban tổ chức cho biết, có khoảng 500 nhà nhập khẩu quốc tế sẽ tham quan Hội chợ để tìm cơ hội hợp tác đầu tư.

Tại Hội chợ, các sản phẩm trang trí nội ngoại thất, đồ phong thủy chiếm số lượng áp đảo và gây được sự chú ý của khách tham quan. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này khá lớn, trong khi nguyên liệu sản xuất đơn giản, sẵn có tại mỗi địa phương.

Doanh nghiệp "ngó lơ" đồ trang trí nội thất trong nước | ảnh 1
Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đang bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng.

Chị Nguyễn Thị Lan, đại diện Công ty Nhật Thắng tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đơn vị có gian trưng bày khá lớn, với rất nhiều mẫu mã tại Hội chợ cho biết, các sản phẩm của Công ty chủ yếu được làm từ mây, tre, lục bình (cây bèo tây), trong đó, sản phẩm dùng để trưng bày trong nhà như một tác phẩm nghệ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, chị Lan cho biết, thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là xuất khẩu, chứ không bán trong nước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, việc tiêu thụ các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tham gia Hội chợ lần này, chị Lan hy vọng, Công ty sẽ tìm kiếm được nhiều đối tác mới, bởi theo giới thiệu của Ban tổ chức, sẽ có nhiều nhà nhập khẩu quốc tế tham quan hội chợ và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Anh Đỗ Hùng Chiêu, Giám đốc CTCP Sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy (huyện Thường Tín, Hà Nội), doanh nghiệp chuyên sản xuất các đồ sơn mài như tranh, lọ trang trí và các loại đồ dùng sơn mài có chất liệu từ gốm sứ, mây tre cho biết, tại các nước Á Đông, việc dùng đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ phong thủy để trang trí nhà cửa khá phổ biến. Các món đồ thủ công đơn giản, nhưng nếu được đặt đúng vị trí, món đồ có thể khiến cho ngôi nhà có một diện mạo mới, sang trọng hơn hoặc giúp chủ nhân yên tâm hơn trong làm ăn kinh doanh.

Tại thị trường trong nước, việc sử dụng đồ mỹ nghệ, đồ phong thủy trang trí cho ngôi nhà cũng được nhiều chủ nhân chú trọng và được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng, việc tiêu thụ các sản phẩm này tại thị trường trong nước rất chậm, lại bị cạnh tranh gay gắt, nên phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đều hướng đến xuất khẩu.

Tham gia Hội chợ lần này, anh Chiêu hy vọng, Công ty An Huy sẽ tìm được đối tác nước ngoài, cũng như sẽ nhận được những đơn hàng mới từ các khách hàng trong nước.

Theo quan sát của chúng tôi, tham gia Hội chợ, không chỉ có các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, mà rất nhiều doanh nghiệp chế tác, sản xuất hàng mỹ nghệ của các địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai… cũng có gian hàng trưng bày. Nhiều doanh nghiệp tham gia Hội chợ cho biết, họ không đặt mục tiêu bán được nhiều hàng, mà chỉ muốn giới thiệu sản phẩm của làng nghề, của công ty, tìm kiếm các đối tác nước ngoài và các cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước.

Sự tham gia của 250 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ tại Hội chợ đã phản ánh phần nào sự lớn mạnh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ chú trọng xuất khẩu, trong khi tiềm năng thị trường nội địa lớn, chẳng khác nào đi bằng một chân.
(Theo ĐTCK)

DN thép phòng xa cơn lốc vật liệu Trung Quốc

 

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy


Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Thép trong nước thì tồn kho chất đống, nhưng thép Trung Quốc thì vẫn tràn vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt.

Nếu không có giải pháp ứng phó, câu chuyện của ngành thép sẽ không là ngoại lệ trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam năm 2013, bởi nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 9 tháng đầu năm 2012, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt 137.500 tấn, cao gấp 5,5 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, vào năm 2010 con số này là 24.900 tấn và cả năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 tấn.
DN thép phòng xa cơn lốc vật liệu Trung Quốc | ảnh 1
Đáng chú ý là những sản phẩm này khi nhập khẩu vào đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh. Lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất thấp, nhiều nhà nhập khẩu đã thêm một lượng nhỏ nguyên tố Bo vào trong thép (khoảng 0,0008%), “phù phép” thép xây dựng sang thép hợp kim, từ đó được hưởng thuế thấp hơn. Về lý thuyết, hàm lượng Bo có thể làm gia tăng độ cứng trong thép, thông thường, thép hợp kim sẽ được sử dụng cho mục đích cơ khí, chế tạo... Tuy nhiên, theo phân tích thì tỷ lệ trên chỉ là vi lượng, không làm thay đổi tính chất vật lý cũng như “mác” của thép, không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho cơ khí, chế tạo và cũng không phải thành phần cần thiết cấu thành chất lượng đối với thép xây dựng.

Với chiêu lách luật này, thép Trung Quốc hiện được bán với giá thấp 800.000 - 1.000.000 đồng/tấn, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh sản xuất khó khăn như hiện nay.

Trước thép, kính nội cũng lao đao trên sân nhà khi kính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với lượng nhập khẩu mỗi tháng ước 2 triệu tấn. Kính nhập khẩu giá rẻ cũng sử dụng những phương thức gian lận thương mại như giá tính thuế thấp hơn giá trị thực từ 50 - 70% và chỉ bằng 1/3 so với sản xuất ở Việt Nam, kê khai độ dày của kính thấp hơn…

Lãnh đạo một doanh nghiệp vật liệu khi được hỏi về nguy cơ hàng nhập tràn vào Việt Nam năm 2013 cho biết, giới kinh doanh Việt Nam đang thực sự lo lắng. Sản xuất của Việt Nam nhiều khi vẫn manh mún nhỏ lẻ, trong khi các nhà máy của Trung Quốc có sản lượng rất lớn, ồ ạt ra hàng, nếu họ khủng hoảng thừa, bán rẻ bằng mọi giá, sẽ rất khó để chống đỡ.

Hiện các nhà máy thép đang loay hoay đầu ra do một thời gian dài không chăm chút cho thị trường tiêu dùng dân dụng. Tổng giám đốc một công ty thép cho hay, tiêu thụ thép có đặc thù riêng, đó là phải xây dựng được thương hiệu mạnh mới tiêu dùng dân sinh được, mà điều này phải có thời gian. Do đặc tính như vậy, thép Trung Quốc giá rẻ đã tận dụng để len chân vào thị trường này và cũng rất dễ được người dân sử dụng, vì rất khó phân biệt.

Theo VSA, tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước tính đến thời điểm này đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn, riêng năm 2012 ước chỉ đạt trên 5 triệu tấn. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp thép đang chồng chất khó khăn bởi lãi suất ngân hàng, ứ đọng vốn, tồn kho cao, buộc phải giãn hoặc dừng sản xuất. Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, 9 tháng đầu năm 2012, chỉ số tồn kho của sản xuất sắt, thép và gang tăng 40,6% so với cùng kỳ, nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30 - 45%.

Lối ra cho ngành vật liệu Việt Nam chính là việc cần kích cầu trong nước, khơi thông kênh xuất khẩu. VSA kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu thép. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm áp lực tồn kho hiện nay của ngành. 9 tháng đầu năm, ngành thép xuất khẩu được 1,44 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.
(Theo ĐTCK)

Vật liệu xây dựng thời "mua tận gốc"

Son jotun | Xây dựng - Kiến trúc | Nội - Ngoại thất | Phong thủy

 

Thời buổi kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp phải thắt chặt hầu bao, thì việc mua hàng tận gốc đang được nhiều người lựa chọn. Đây chính là thời điểm các xưởng sản xuất đồ nội thất nhỏ lẻ có ưu thế cạnh tranh.

Ông Nguyễn Thành Phương, chủ xưởng sản xuất đồ nội thất tại quận 12, Tp.HCM cho hay, xưởng của ông mấy năm trước chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của các cửa hàng nội thất. Hơn một năm nay, xưởng chủ yếu làm đồ cho khách lẻ, đặt trực tiếp, do người này giới thiệu cho người kia. “Đợt này, chúng tôi có nhiều đơn đặt hàng lẻ, làm không hết việc. Mẫu mã thì làm theo ý khách”, ông Phương chia sẻ.

Giá cả đang là ưu thế cạnh tranh của các xưởng sản xuất nhỏ so với các thương hiệu lớn trong thời điểm khó khăn hiện nay. Không mất chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí thuê nhân viên bán hàng nên sản phẩm của các xưởng sản xuất nhỏ có giá “mềm” hơn hẳn. Chẳng hạn, với cùng mẫu tủ bếp làm từ chất liệu gỗ sồi, ở các cửa hàng nội thất có giá bán khoảng 6,8 triệu đồng/mét dài, thì đặt làm tại xưởng sản xuất chỉ có giá khoảng 4,8 - 5 triệu đồng (chỉ tương đương với giá gỗ công nghiệp thông thường). Cũng sản phẩm này, ở cửa hàng nội thất lớn như Thanh Dũng Furniture có giá khoảng 7,6 triệu đồng/mét dài, thậm chí loại gỗ sồi tốt nhất trên thị trường hiện nay giá vào khoảng 14 - 16 triệu đồng.

Một vòng quanh các showroom nội thất tại Tp.HCM, có thể thấy, giá cả sản phẩm ở các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Crescent mall đều cao hơn so với các mặt hàng cùng loại, bởi nội thất ở đây phục vụ nhóm khách hàng “nhiều tiền ít thời gian”.
Vật liệu xây dựng thời "mua tận gốc" | ảnh 1
Nhiều khách hàng chọn phương án đến các showroom của thương hiệu nổi tiếng chọn mẫu mã, sau đó về đặt các xưởng “chế” theo ý muốn. Chị Ngọc Anh ở Phú Nhuận cho biết, một tủ quần áo bằng gỗ sồi dài 2,3 m trên showroom giá 26 triệu đồng, chị lấy mẫu về đặt làm giá chỉ 16,7 triệu đồng. Nếu “biến tấu” chất liệu một chút, với gỗ sồi phía ngoài và bên trong là gỗ tạp thì giá của chiếc tủ chỉ còn 12 triệu đồng. “Tất nhiên, sản phẩm đặt làm có giá rẻ và đảm bảo chất lượng, nhưng nhìn không sang và xịn như ở showroom”, chị Ngọc Anh thừa nhận.

Chị Minh Hoàn, một tín đồ hàng hiệu ngẩn ngơ khi ngắm bộ sofa da bò nhập từ Italia có giá 360 triệu đồng trưng bày tại Vincom quận 1, nhưng đành chọn phương án mua một bộ giả da có mẫu mã tương tự với giá 16,8 triệu đồng tại Bình Minh Furniture (CMC Plaza, 79B Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình). Và thay vì mua bàn cũng như kệ trang trí có giá 15,5 triệu đồng tại một showroom, chị Hoàn đặt xưởng sản xuất đồ gỗ đóng 2 món đồ đó chỉ với giá hơn 3 triệu đồng. Cô cho rằng, người tiêu dùng thông minh phải biết mua tận gốc để được hưởng giá rẻ. Hàng do các cơ sở trong nước thậm chí còn có chất lượng tốt hơn hàng nhập khẩu dán mác Hồng Kông, Thái Lan rất nhiều.

Phương án mua hàng tận nơi sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí không chỉ được khách hàng cá nhân mà cả các nhà thầu dự án chung cư lớn lựa chọn, thay vì mua sỉ hay nhập hàng loạt qua một trung tâm phân phối.

Ông Trần Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty Tecco cho biết, việc người mua đặt hàng ở các xưởng sẽ tiết kiệm được nhiều loại chi phí, giá rẻ hơn, chất lượng được kiểm soát; đồng thời khi cần thay đổi, chỉnh sửa cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi một xưởng có đơn hàng, các xưởng khác cũng đến chào hàng, công ty sẽ chọn được mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, việc thanh toán theo tiến độ cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ trong thời buổi lãi suất ngân hàng vẫn còn khá cao.
(Theo ĐTCK)

 

Công ty cổ phần PT Hà Nội


VPGD: trạm xăng dầu 66, Đường 70 – Ngọc Mạch – Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội

Email: mausonnha.com@gmail.com

Web: mausonnha.com

HOTLINE: 0969.763.483 (Mr.Nhật) 0976.2468.07 (Mr.Tân)

Được tạo bởi Blogger.